• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Khắc phục mọi vấn đề về bàn chân để tự tin diện sandal

08/07/2016 7:15:05 CH

603

Khắc phục mọi vấn đề về bàn chân để tự tin diện sandal

Mục lục

    Thông thường, đôi bàn chân của chúng ta luôn bị đẩy vị trí ưu tiên xuống sau chót. Thế nhưng, chúng ta lại hành hạ đôi chân quá nhiều – cuống cuồng chạy để bắt kịp chuyến hè, xếp hàng chờ đợi ở cửa hàng cà phê, lênh khênh trên đôi giày cao gót tại một bữa tiệc cocktail – đã đến lúc chúng ta thực sự nên đối xử tốt hơn với đôi bàn chân của mình.

    Tất cả mọi người đều nên chăm sóc bàn chân tương tự như những gì họ làm cho khuôn mặt. Chúng cần được cọ rửa, dưỡng ẩm, và kiếm tra kỹ lưỡng hằng ngày.

    Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu những giải pháp để xứ lý tất cả những vấn đề từ nốt chai sần cho tới móng mọc ngược và bệnh nấm.

    Nốt chai

    Khi xuất hiện ở bàn chân, những nốt chai này có thể gây đau nhức và khiến cho đôi bàn chân của bạn trông sưng phồng, lổn nhổn đầy những nốt u bướu.

    Nốt chai/mắt cá chai là hậu quả của chứng dày sừng, một lớp keratin bảo vệ khiến da trở nên dày hơn ở những vùng bị kích ứng mãn tính. Các nốt chai là một cách để bảo vệ xương khớp và phần thịt nằm bên dưới, nhưng chúng dần dần trở nên dày quá mức cần thiết.

    Da có thể trở nên dày hơn với nguyên nhân là do đôi giày bạn đi không vừa. Hình dạng của một số loại giày hoàn toàn không phù hợp để đem lại sự thoải mái cho đôi chân. Giày của phụ nữ thường vừa khít để không bị tuột khỏi chân, do đó xảy ra sự cọ xát trên những điểm tiếp xúc như ngón cái, ngón út, gót chân, và một số vị trí trên bàn chân. Một giải pháp – thật bất ngờ – đó là mua một đôi giày vừa với bàn chân và đem lại cảm giác thoải mái, êm ái khi đi lại ngay từ lúc mua. Chẳng có điều gì gọi là ‘đi cho quen giày’. Điều bạn thực sự đang làm là làm co dãn đôi giày của bạn với đôi bàn chân của mình, và việc đó làm tổn thương bản chân. Nếu đôi giày hoàn hảo đó hơi chật đối với bạn, bạn có thể đem chúng đi nới rộng ra tại các tiệm làm giày.

    Nếu bạn đã sẵn có những nốt chai, bạn nên thoa dầu khoáng lên chúng vào buổi tối để làm mềm da. Dầu dưỡng da mặt yêu thích của bạn cũng có thể dùng cho chức năng thứ hai là điều trị các nốt chai.Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa đá bọt hay hạt tẩy tế bào chết lên những nốt chai trong lúc tắm.

    Biến dạng khớp ngón cái (Bunions)

    Thuật ngữ chuyên ngành là hallux valgus, chứng biến dạng khớp ngón cái thường hình thành sau khi ngón chân cái bị ép phải bẻ về hướng của các ngón chân còn lại. Áp lực khiến cho một nốt sần xương xẩu hình thành ở gốc ngón chân cái. (Nếu nốt này xuất hiện trên ngón chân út, nó được gọi là bunionette – thật dễ thương.) Bunion ban đầu chỉ là một vấn đề thẩm mỹ và gây chút khó chịu, nhưng chúng thường tiến triển và trở nên đau nhức, cần phải phẫu thuật để loại bỏ.

    Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh các loại giày với phần mũi hẹp và nhọn. Trước khi khả năng đi lại của bạn gặp vấn đề, hãy để gót chân nghỉ ngơi. Chăm sóc gót chân như một món đồ quý giá, không phải là thứ gì đó để bạn dẫm lên mỗi ngày.

    Bạn không thể chữa khỏi hoàn toàn biến dạng khớp ngón cái mà không nhờ đến phẫu thuật, nhưng bạn có thể làm chậm quá trình phát triển khối u với một dụng cụ tách ngón khi bạn không đeo giày cao gót.

    Nấm

    Tình trạng nấm da phát sinh trong móng chân được hình thành dễ đến khó tin. Ngày càng nhiều trường hợp bị nấm da chân gần đây bởi vì con người ngày càng hoạt động nhiều hơn, đi làm móng nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn tại các spa thẩm mỹ – khiến cho nấm có nhiều cơ hội phát triển. Đó là lý do việc làm móng không dùng nước có thể tránh được các nguy cơ lây nhiễm nấm.

    Ngoài cái tên gợi liên tưởng chẳng hay ho gì, nấm da chân là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng bởi vì việc điều trị rất khó khăn. Không có phương pháp điều trị nàođảm bảo được là sẽ hiệu quả 100%.

    Tuy nhiên, trước khi bạn phát hoảng, hãy đến gặp một bác sĩ da liễu hoặc một bác sĩ chuyên khoa chân ngay lập tức để xác nhận xem bạn có thực sự bị nấm da chân. Nếu một hoặc hai móng chân bị dày lên hoặc bật lên khỏi phần thịt, khả năng cao nấm chính là thủ phạm. Nếu tất cả móng chân của bạn đều mang hình dạng bất thường, đây có thể là một trong số các tình trạng bệnh lý khác. Bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian vào những liệu pháp điều trị không kê đơn mà có thể chẳng có tác dụng gì đối với bạn.

    Bác sĩ của bạn có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc chống nấm để tiêu diệt nó, thế nhưng bởi vì sinh vật này sống trong móng chân, bạn cần phải tiếp tục quá trình điều trị trong ít nhất 6 tháng để đợi phần móng bị nấm mọc dài ra.

    Ngăn ngừa sự tiếp xúc với nấm là hành động thông minh nhất. Đeo tất hút ẩm (moisture-wicking) và cởi bỏ những đôi giày đầy mồ hôi ngay lúc có thể; đảm bảo rằng bạn đến một tiệm làm móng sạch sẻ, bởi vì những miếng dán trang trí móng có thể là môi trường sinh sôi của nấm; đi dép xỏ ngón trong bất kỳ phòng tắm công cộng nào; và, đừng bao giờ đi dép xỏ ngón hay bất kỳ loại giày sandal nào để cho bàn chân của bạn tiếp xúc với cặn bẩn trên đường phố.

    Da chân nứt nẻ

    Rất nhiều người trong số chúng ta đều gặp phải vấn đề với bàn chân nứt nẻ. Do những áp lực mà chúng phải chịu khi chúng ta đi lại và sự thiếu hụt các tuyến dầu nhờn, làn da trở nên khô ráp và kéo dãn, và nứt nẻ. Nguy cơ của các vết nứt nẻ chính là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bạn nên gặp ngay bác sĩ nếu có những vấn đề nghiêm trọng với da chân khô và nứt nẻ.

    Đối với da chân dày và vết nứt sâu, hãy thoa một lớp sữa dưỡng (lotion) chứa ceramide lên khắp bàn chân, bọc mỗi bàn chân trong một chiếc túi nylon, đeo tất vào, và để yên trong vòng 1 giờ để giúp làm mềm lớp tế bào bề mặt dày cộm, giúp kem dưỡng ẩm thẩm thấu.

    Tẩy tế bào chết cho bàn chân ít nhất mỗi tuần một lần. Dùng một chất dưỡng ẩm, như dầu ô-liu hoặc bơ hạt mỡ (shea butter), trộn lẫn với đường tẩy tế bào chết hoặc khi bạn tắm, hãy dùng một viên đá bọt (pumice stone) hoặc bàn chải chà chân. Tránh dùng các loại dao cạo và dụng cụ sắc nhọn trên bàn chân của bạn, nếu không bạn sẽ có nguy cơ gây ra những vết thương sâu hơn.

    Mồ hôi chân

    Nếu bạn đã sẵn dễ bị đổ mồ hôi nhiều, đi giày sẽ giống như để đôi chân của bạn ở phòng xông hơi cả ngày. Còn được biết với tên gọi là chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), đổ mồ hôi nhiều có thể thật sự tạo nên các vũng nước trong giày của bạn. Và nếu nó chưa đủ phiền phức, thì vi khuẩn rất thích môi trường nóng ẩm trong đôi giày của bạn, điều có thể gây cho bạn mùi hôi chân rất nồng.

    Rất nhiều người – không chỉ những ai mắc bệnh hyperhidrosis – đã tới đây vì họ đang gặp phải vấn đề đổ mồ hôi quá mức vào các tháng mùa hè. Nếu như lăn khử mùi có hiệu quả ở nách bạn, nó cũng có tác dụng tương tự đối với đôi chân. Hãy chọn khử mùi có chứa aluminum chloride hexahydrate, xoa nó lên mặt trong của giày và để khô. Phủ lên bên trong giày bạn một lớp bột hút ẩm mạnh cũng có thể giữ cho chúng khô thoáng như baking soda.

    Mụn nước

    Đôi khi, những những đôi giày búp bê thoải mái một cách lừa dối kia sẽ biến thành dụng cụ tra tấn chỉ 30 phút sau khi bạn rời khỏi nhà, và tất cả những gì bạn có thể làm là chờ đợi những mụn nước không thể tránh khỏi hình thành trên chân.

    Khi đôi giày bạn đi không vừa với chân bạn, bạn sẽ gây ra ma sát trên làn da của mình. Cơ thể bạn sẽ tạo ra một mụn nước phồng rộp như một lớp đệm. Vậy nên, rõ ràng là, hãy đảm bảo giày vừa với chân bạn. Hàng phòng thủ thứ hai chính là độ ẩm. Độ ẩm có thể giúp ngăn ngừa ma sát gây nên mụn nước.

    Nếu bạn cảm thấy có một nốt mụn nước đang hình thành, hãy chà một thỏi son dưỡng dạng sáp lên vùng da đó, để ngăn ngừa ma sát.

    Một khi mụn nước đã hình thành, bạn sẽ cần thời gian để hồi phục. Tuyệt đối tránh để mụn nước vỡ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho da.

    Móng quặp

    Khi đầu móng ngón chân cái của bạn phát triển đâm vào làn da xung quanh nó, bạn sẽ gặp phải tình trạng móng quặp đau đớn. Khi móng chân không được cắt đi thường xuyên hoặc do giày hay tất của bạn quá chật, bạn sẽ có móng chân mọc ngược vào trong. Trong một số trường hợp, vùng mô xung quanh đó sẽ bị trầy xước và nhiễm trùng, làm cho việc lấy phần móng quặp đó ra cảm giác như rút tủy răng đối với chân bạn vậy.

    Phương pháp phòng ngừa rất đơn giản: Cắt móng chân sao cho tròn ở các góc, để chúng không thể đâm xuyên qua da khi mọc dài ra nữa. Thợ làm móng chân có thể nhẹ nhàng nâng góc móng chân lên nhằm giảm đi một chút áp lực. Thế nhưng, nếu như có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn nên tìm gặp một bác sĩ chuyên khoa chân, người có thể cắt bỏ phần móng đó đi.

    Nếu như có móng bắt đầu mọc ngược vào trong, ngâm chân vào nước nhằm làm mềm da sau đó dùng dụng cụ đã được khử trùng, để nhẹ nhàng nâng đầu móng lên trước khi cắt bỏ nó.

    Móng quá dài

    Đây là vấn đề hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nếu như lý do thẩm mỹ vẫn chưa đủ để làm động lực cho bạn, thì chúng ta nên giữ cho móng chân được cắt ngắn gọn vì lý do y tế. Khi móng chân bạn dài ra, chúng sẽ nhô ra từ phần thịt móng. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ với những vấn đề – ghê tởm – vô cùng đau đớn.

    Móng chân cái dài có thể nứt, vỡ, và tách khỏi phần thịt móng. Nếu chuyện này xảy ra, bạn có thể phát sinh nhiễm trùng da và móng, bao gồm nhiễm trùng nấm và vi khuẩn mô mềm.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng