• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

"Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh 20 Dụng Cụ Làm Đẹp Khác Nhau

16/08/2016 2:25:30 SA

781

Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh 20 Dụng Cụ Làm Đẹp Khác Nhau

Mục lục

    Từ hiệu quả làm đẹp ngay tức thì của một chiếc máy kẹp duỗi tóc, cho đến hiệu quả lâu dài của máy nâng cơ mặt, dụng cụ làm đẹp là những phương tiện tuyệt vời giúp chúng ta trở nên xinh đẹp hơn. Thế nhưng, ngay cả thứ tốt nhất trong cuộc sống cũng có những mặt hạn chế.

    Vi khuẩn và những vật thể dơ bẩn khác ẩn náu trong các công cụ làm đẹp của bạn, có thể gây nhiễm trùng mắt, viêm nang lông, và nhiều chứng bệnh khác. Từ những chiếc cọ trang điểm bẩn có thể làm cho da bạn nổi mụn, cho đến tấm màng lọc của máy sấy tóc bị tắc nghẽn khiến cho công cụ này thổi ra quá nhiều khí nóng (và do đó, làm cháy tóc của bạn), chỉ cần lười bảo quản dụng cụ làm đẹp một chút thôi là sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. Dưới đây tổng hợp tất cả những cách làm sạch 20 dụng cụ làm đẹp để chúng có thể tiếp tục phát huy công dụng một cách tốt nhất – làm cho bạn trông thật lộng lẫy.

    Vệ sinh nhíp của bạn để tránh tình trạng lông mọc ngược và mụn nhọt

    Mặc dù chúng ta rất yêu thích những buổi nhổ tỉa lông mày chuyên nghiệp tại các spa, bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc đó tại nhà với điều kiện bạn luôn vệ sinh khử trùng nhíp thật sạch sẽ. Chỉ cần đổ cồn lên một chiếc khăn vải hoặc khăn giấy và lau thật sạch đầu/đuôi/lưỡi nhíp sau mỗi lần sử dụng.

    Vệ sinh mút trang điểm Beautyblender để tránh nổi mụn và nguy cơ lây lan vi khuẩn, mốc, nấm

    Nếu bạn hiện vẫn chưa sở hữu cho mình một trong những miếng mút trang điểm thần kỳ này, hãy ngay lập tức đặt hàng một cái đi. Và đảm bảo cũng mua cả bánh xà phòngBeautyblender Solid Cleanser nữa, giúp loại bỏ tàn dư sản phẩm trang điểm đồng thời bảo toàn nguyên trạng miếng mút tán kem nền. Loại xà phòng này cũng giúp vệ sinh hiệu quả cọ trang điểm. Sau đây là các bước thực hiện:

    1. Làm ướt mút trang điểm Beautyblender hoặc cọ trang điểm
    2. Chà mút trang điểm Beautyblender hoặc cọ trang điểm lên bánh xà phòng cho đến khi tạo bọt; lặp lại bước này nếu cần thiết
    3. Nhẹ nhàng bóp mút Beautyblender hoặc cọ trang điểm, và xả lại với nước một lần nữa để loại bỏ xà phòng còn sót lại.
    4. Xếp mút trang điểm Beautyblender và cọ ra, phơi khô.
    5. Xả nước lên bánh xà phòng để loại bỏ lớp trang điểm còn dính lại. Lật ngược bánh xà phòng và đặt lên giá phơi dưới đáy hộp. Để ở ngoài cho khô.

    Nếu không có bánh xà phòng Solid Cleanser, bạn có thể thay thế bằng dầu tẩy trang và thao tác tương tự. Cọ trang điểm, bông mút cushion của phải thường xuyên làm sạch đúng cách.

    Vệ sinh dao cạo lông vùng bikini để tránh mẩn đỏ, vết cắt do dao cạo, hoặc nhiễm tụ cầu khuẩn (staph infection)

    Dao cạo lông là một cách tuyệt vời để cắt giảm số lần ghé thăm spa. Vùng kín của bạn sẽ luôn gọn gàng với điều kiện bạn làm theo những mẹo làm sạch dụng cụ cạo lông sau đây:

    1. Tháo gỡ máy cạo lông
    2. Tháo rời đầu gắn dao cạo và xả sạch lông còn dính lại trên dao dưới vòi nước lạnh – nhưng, đừng ngâm dao cạo vào nước.
    3. Để làm sạch đầu gắn dao cạo vi điểm (micro-shaver), tháo nó ra khỏi thiết bị và cẩn thận gỡ lưỡi dao cạo ra. Sử dụng bàn chải cọ rửa để loại bỏ cặn bẩn và lông tóc dính lại trên dao.
    4. Đảm bảo bôi trơn lưỡi dao cách 1-2 tháng một lần với một loại dầu bôi trơn dao cạo để phòng ngừa rỉ sét.
    5. Giữ sạch toàn bộ thiết bị, không dính tóc hoặc cặn bẩn. Lau thân máy với một chiếc khăn thấm nước nếu cần thiết.

    Làm sạch miếng bọt tắm của bạn để tránh viêm nang lông, mẩn đỏ và nổi mụn.

    Với điều kiện bạn vệ sinh sạch sẽ và thay thường xuyên, miếng bọt tắm đời cũ này vẫn là một công cụ tuyệt vời. Thế nhưng, nếu bạn không làm theo những bước giữ gìn bọt tắm hoàn hảo sau, đã đến lúc phải tổng khử trùng ngay, nếu không làn da của bạn sẽ phải trả giá.

    1. Sau khi sử dụng, xả miếng bọt tắm dưới vòi nước để loại bỏ sạch da chết và sữa tắm còn sót lại. Vắt cho khô nước và xà phòng.
    2. Treo miếng bọt tắm ở một nơi thông thoáng, có gió để khô hoàn toàn, như thế miếng bọt mới không thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn hoặc nấm mốc.
    3. Vệ sinh miếng bọt tắm mỗi tuần một lần với một hỗn hợp 50% nước và 50% giấm trắng để khử trùng.
    4. Thay miếng bọt sau một tháng sử dụng, và ngay lập tức nếu như bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng da.

    Vệ sinh bàn chải da khô (dry brush) để tránh nổi mẩn đỏ và mụn

    Bàn chải khô có lẽ là một trong những dụng cụ chăm sóc cơ thể ít được chú ý tới nhất, nhưng cũng là một trong những dụng cụ hiệu quả nhất, nhờ khả năng tẩy da chết và thải độc cho da. Bạn có thể thực hiện các bước vệ sinh bàn chải khô tương tự như miếng bọt tắm đã nêu trên, khác biệt duy nhất là thay thế mỗi 3 tháng một lần.

    Vệ sinh miếng bọt xốp rửa mặt để tránh nổi mụn, mẩn đỏ, nấm mốc và vi khuẩn sinh trưởng

    Được điều chế từ lõi cây, những miếng bọt xốp rửa mặt là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho khăn rửa mặt đối việc vệ sinh da mặt hằng ngày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nếu như không được vệ sinh đúng cách. Mặc dù bạn có thể cho những miếng bọt xốp này vào lò vi sóng để tiêu diệt vi khuẩn, Ecotools đề nghị bạn cũng nên làm theo những bước đơn giản sau:

    1. Sau mỗi lần sử dụng, xả sạch với nước ấm (và xà phòng/dung dịch rửa nếu cần thiết), và để khô tự nhiên
    2. Thay miếng bọt xốp mới mỗi 1-3 tháng một lần

    Vệ sinh miếng bọt biển rửa mặt (Konjac sponge) để tránh nổi mụn, vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng

    Miếng konjac (bọt biển) rửa mặt đã trở thành một xu hướng làm đẹp nổi tiếng ở Nhật Bản trong nhiều năm liền, nhưng chỉ mới trở thành một công cụ vệ sinh da mặt gây sốt ở Mỹ gần đây. Nhờ có kết cấu dạng sợi, miếng xốp Konjac giúp làm sạch lỗ chân lông của bạn tốt hơn bất kỳ một loại khăn rửa mặt truyền thống nào có thể làm được. Tuy nhiên, mặc dù nó khô rất nhanh – và do đó giảm thiểu khả năng sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc – vẫn cần đến một vài bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang phát huy tối đa khả năng của nó.

    1. Xả miếng bọt biển với nước ấm trước mỗi lần sử dụng
    2. Cho sữa rửa mặt lên miếng bọt, và nhẹ nhàng mát-xa theo hình vòng tròn lên mặt để loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm và bã nhờn.
    3. Xả lại thật kỹ sau mỗi lần sử dụng, và treo ở nơi thông thoáng với sợi dây nhỏ gắn trên miếng bọt. Đảm bảo rằng bạn để cho miếng bọt khô hoàn toàn trước lần sử dụng tiếp theo.
    4. Thay miếng bọt biển mới cách 2-3 tháng một lần

    Vệ sinh máy rửa mặt Clarisonic của bạn để ngăn ngừa nổi mụn và nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, mốc và nấm

    Chúng tôi yêu thích cọ rửa mặt Clarisonic – đặc biệt là thiết bị Smart Profile mới sử dụng công nghệ “thông minh” để hoàn toàn tự thiết kế trải nghiệm rửa mặt của bạn. Nhưng, lười vệ sinh cọ của bạn và bạn có thể không chia sẻ cùng niềm đam mê với chúng tôi. Đó là lý do chúng tôi đã nhờ bác sĩ Robb, nhà đồng sáng lập Clarisonic, chia sẻ những bí quyết vệ sinh chuyên nghiệp của anh ấy.

    1. Mỗi tuần một lần, tháo đầu cọ ra và rửa tay cầm bằng nước xà phòng ấm nhằm loại bỏ bất kỳ tàn dư sản phẩm nào. Tay cầm hoàn toàn chống thấm nước nên điều này sẽ không gây hại cho thiết bị. Bạn cũng có thể chà xát và rửa sạch đầu cọ với nước xà phòng ấm. Nếu thích, bạn có thể nhúng đầu cọ của mình vào cồn rửa, nhưng đây không phải là một bước bắt buộc.
    2. Để đảm bao bạn thu được nhiều lợi ích từ đầu cọ của bạn nhất, công ty khuyến khích thay đầu cọ cáchba tháng một lần. Lý do cho việc này không phải là bởi vì đầu cọ trở nên bẩn, và vì các sợi lông không còn hoạt động độc lập với nhau, do đó giảm đi hiệu quả.

    Vệ sinh kim lăn (derma roller) để tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm

    Nếu bạn nghĩ rằng điều đáng sợ nhất ở một chiếc kim lăn là những chiếc kim nhỏ li ti dùng trong phẫu thuật, hãy suy nghĩ lại đi. Được thiết kế để tạo hình làn da và tăng cường quá trình sản xuất collagen, thực chất thiết bị này tạo ra những lỗ siêu nhỏ trên da, vậy nên làn da của bạn sẽ dễ tiếp xúc với vi khuẩn và cặn bẩn hơn nếu kim lăn không được vệ sinh đúng cách. Để tránh bất kỳ rủi ro nào, đảm bảo thực hiện theo phương pháp vệ sinh đơn giản sau:

    1. Mỗi tuần một lần, đổ dung dịch làm sạch chuyên biệt lên dụng cụ, đừng tiết kiệm, phải đảm bảo sao cho tất cả đầu kim đều phủ kín chất lỏng.
    2. Để yên trong vòng 10 phút, sau đó xả lại với nước ấm và phơi khô trước khi đem cất.

    Còn nếu bạn không có dung dịch chuyên biệt như Environ Cosmetic Roll Cit Golden hoặc các sản phẩm tương tự có thể được bán kèm đồ lăn kim, hay xem ngay hướng dẫn chi tiết trong clip dưới đây

    Vệ sinh vỏ gối của bạn để tránh nổi mụn, mụn đầu đen và mụn thịt

    Người ta nói “giấc ngủ làm đẹp” là có lý do. Những vỏ gối lụa satin sẽ giúp làm giảm sự xuất hiện của vết chân chim và nếp nhăn. Thế nhưng, vỏ gối không tự làm sạch được, vậy nên hãy thực hiện theo mẹo đơn giản sau đây: Giặt vỏ gối bằng máy giặt, nhưng đừng dùng nước xả vải trong khi giặt hoặc vắt khô. Bạn cũng có thể chọn giặt vỏ gối bằng tay.

    Vệ sinh mi giả của bạn để tránh phản ứng dị ứng, nhiễm trùng mắt và lẹo mắt

    Mọi cô gái đều yêu hàng lông mi dài quyến rũ, và mi giả là một trong những cách nhanh nhất để sở hữu vẻ ngoài đó. Và, chỉ cần bạn làm theo những mẹo sau, bạn có thể đeo mi giả mà không vướng phải nguy cơ nào cho đôi mắt xinh đẹp của mình.

    1. Gỡ mi giả ra khỏi mắt và đặt chúng vào hộp trước khi tẩy trang. Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng gỡ bỏ phần keo còn dính lại trên dải mi giả.
    2. Dùng một chiếc tăm bông nhúng trong cồn isopropyl 35% để giúp khử trùng và loại bỏ phần keo thừa, cũng như các sản phẩm còn dính lại trên mi giả.

    Vệ sinh máy nâng cơ mặt nhằm tránh nổi mụn và nhiễm trùng mắt

    Giống như với chế độ ăn uống và tập thể dục, kiên trì là chìa khóa chính nếu bạn muốn thấy được hiệu quả từ một chiếc máy nâng cơ mặt, đi kèm với phụ kiện riêng dành cho vùng mắt và môi.

    Nhằm tránh lây lan vi khuẩn và bảo vệ tình trạng nguyên vẹn của các thiết bị này, hãy làm theo những bước đơn giản sau..

    1. Nhẹ nhàng làm ướt một miếng vải với nước
    2. Cẩn thận lau đầu lăn của thiết bị của bạn nhằm loại bỏ bất kỳ sản phẩm thừa nào được dùng kết hợp với thiết bị trước đó.
    3. Lau xuống phần vỏ của thiết bị
    4. Nếu đã khá lâu từ lần cuối cùng bạn vệ sinh thiết bị và bạn phát hiện một vài lớp cặn sản phẩm đóng vảy, hãy dùng cồn thay vì nước để chà để vệ sinh sạch sẽ thiết bị của bạn

    Vệ sinh cọ trang điểm của bạn (lông tổng hợp & tự nhiên) để tránh nổi mụn, mụn đầu đen & mụn thịt

    Dù bạn ưa chuộng lông tự nhiên hay tổng hợp hơn, việc lau chùi sạch sẽ những cây cọ trang điểm với xà phòng và nước rất quan trọng. Tuổi thọ và mức độ hiệu quả của những cây cọ trang điểm của bạn được đánh giá qua việc bạn chăm sóc chúng tốt tới mức nào. Các cây cọ sạch sẽ có tỷ lệ lấy được nhiều sản phẩm cao hơn so với những cây cọ chứa đầy cặn dư thừa của các sản phẩm dùng trước đó – thậm chí ngay cả những cây cọ trông không có vẻ gì là bẩn cả.

    1. Hãy dùng nước rửa cọ ở dạng bình xịt để vệ sinh cọ. Chỉ đơn giản xịt lên phần lông cọ và lau bằng một chiếc khăn cho tới khi không còn thấy gì bám trên cọ. Nếu bạn đã lâu rồi không vệ sinh những cây cọ, bạn có thể thử làm bong bụi bẩn ở bề mặt cọ với một bàn chải lông mềm.
    2. Rửa sạch những cây cọ trang điểm của bạn cách hai đến ba tuần một lần thật kỹ càng. Hoà một giọt nước cùng với hoặc là sữa rửa mặt hoặc dầu gội em bé vào lòng bàn tay của bạn, chà xát lên cọ cho đến khi tạo một lớp bọt dày, sau đó xả sạch lại với nước lạnh. Hãy đảm bảo bạn để cọ của mình nằm ngang/nghiêng thay vì nằm ngửa hoặc cắm thẳng vào ly để hong khô qua đêm. Điều này sẽ đảm bảo bạn không làm lớp keo bị lỏng ở phần tay cầm và rụng lông cọ.

    Vệ sinh lược chải tóc (hair brush) để tránh dính bụi bẩn và vảy gàu

    Lược chải tóc có lẽ là một trong những dụng cụ làm đẹp thường dùng nhất. Tuy vậy, bao có bao giờ nghĩ đến chuyện chiếc lược mà bạn đang chải trên mái tóc vừa gội sạch sẽ lại dính đầy cặn bẩn từ mái tóc buộc đôi ngựa trong phòng gym của mình ngày hôm qua hay không? Vảy bong tróc, dầu nhờn, và cặn sản phẩm đang ẩn náu giữa những sợi lông lược đó, vậy nên hãy chắc chắn bạn vệ sinh bàn chải tóc của mình thường xuyên với những mẹo đơn giản sau.

    1. Dùng các ngón tay hoặc tay cầm nhọn của một chiếc lược (comb) để gỡ bỏ những sợi tóc dính trên bàn chải tóc
    2. Ngâm phần lông của bàn chải vào một chiếc bát đựng nước ấm, nhỏ thêm một vài giọt dầu gội đầu. Dùng các ngón tay để thoa đều hỗn hợp lên khắp các sợi lông. Đừng ngâm bàn chải tóc nếu như tay cầm làm bằng gỗ.
    3. Xả lại bàn chải tóc với nước ấm vừa, hoặc nhúng nó vào một chiếc bát/ly khác chứa nước sạch để loại bỏ cặn bẩn và xà phòng còn dính lại.
    4. Vẩy hết nước ra và đặt bàn chải tóc nằm hướng xuống dưới lên trên một chiếc khăn tắm để phơi khô. Lưu ý rằng lông lược làm từ lông heo thường có xu hướng thấm hút nước, vậy nên bàn chải sẽ lâu khô hơn so với bàn chải có lông tổng hợp.

    Vệ sinh máy kẹp duỗi tóc để tránh làm cháy và bẩn tóc

    Các sản phẩm tạo kiểu như dung dịch bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ thường được dùng chung với máy kẹp duỗi tóc. Tuy nhiên, nếu bạn không loại bỏ hoàn toàn chất cặn bã và dầu thừa trên bản kẹp, bạn sẽ có nguy cơ làm cháy tóc hoặc đưa cặn bẩn lên tóc.

    Chỉ cần lau sạch cặn bẩn bám trên bản kẹp bằng một chiếc khăn vải nhúng nước ấm cùng với xà phòng vài tuần một lần.

    Vệ sinh máy uốn tóc để tránh làm tóc bị cháy và dính bẩn

    Ngay cả khi bạn không phải là một chuyên gia uốn tóc, các sản phẩm uốn tóc không phải quá khó để sử dụng, chỉ cần thường xuyên tập luyện. Kết quả là? Một mái tóc hoàn hảo.

    Hiệu ứng tiêu cực từ việc không vệ sinh sạch sẽ thiết bị uốn tóc của bạn rất giống với hậu quả từ máy kẹp duỗi tóc của bạn. Vậy nên, hãy nhớ vệ sinh và làm sạch (khi tắt) với bất kỳ dụng cụ vệ sinh trong nhà nào, hay với một giải pháp làm sạch tự nhiên như hỗn hợp của giấm tươi và nước.

    Vệ sinh máy sấy tóc để tránh phát tán vi khuẩn và làm cháy tóc

    Máy sấy tóc của bạn có thể không phải là thủ phạm hiển nhiên làm lây lan vi khuẩn, nhưng theo thời gian, lỗ sấy có thể trở thành sân chơi cho những vi khuẩn bay ra không khí mỗi lần bạn sử dụng thiết bị.

    1. Khi máy sấy đã được tắt và rút dây cắm khỏi nguồn điện, tháo phần lưng của máy sấy để lộ màng lọc ra. Đây là nơi giữ lại tất cả những bụi bẩn đến từ động cơ.
    2. Dùng một chiếc khăn sạch hay bàn chải đáng răng mới để nhẹ nhàng loại bỏ lớp cặn mà bạn thấy. Đừng quên chải sạch mặt ngoài của thiết bị. Động tác này sẽ loại bỏ tàn dư của sản phẩm chăm sóc tóc bám trên máy sấy khi bạn đang tạo kiểu. Thêm vào đó, nó sẽ làm sạch tay cầm bạn chạm vào khi dùng mỗi ngày.

    Vệ sinh thiết bị mài da siêu dẫn (microdermabrasion) để đảm bảo hiệu quả tốt nhất

    Ngay cả khi bạn là một người nhiệt tình với sản phẩm làm đẹp và cống hiến hết mình cho chu trình chăm sóc da của bạn, ở một vài thời điểm bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn để đạt được kết quả da liễu mà mình mong muốn. Trong trường hợp này, một phương pháp giúp giảm kích thước lỗ chân lông, làm mờ sẹo mụn, tăng cường khả năng giữ ẩm, và cải thiện các nếp nhăn và vết chân chim là các loại thiết bị mài da siêu dẫn. Mặc dù chúng ta có thể đạt được được kết quả là làn da mềm mại hơn, mịn màng hơn ngay tức khắc, với sự kiên trì sử dụng, các lợi ích còn lại có thể sẽ thể hiện sau khoảng 6 tuần.

    Vậy nên, dù bạn sử dụng lưỡi mài hình kim cương này cho gương mặt, hay cơ thể, hoặc cả hai, hãy làm theo hướng dẫn vệ sinh đơn giản này nhằm giữ cho thiết bị của bạn ở trạng thái tốt nhất để bạn có thể loại bỏ những lần đi spa tốn nhiều tiền.

    1. Rửa sạch các lưỡi mài hình kim cương với nước ấm, xà phòng, và một cây cọ lông mảnh (bàn chải đánh răng cũng được!).
    2. Thay lưỡi màimới trong vòng 1 năm hoặc ít hơn để thu được hiệu quả tối đa.

    Vệ sinh miếng chà chân (foot file) để tránh nhiễm trùng và nấm móng.

    Thật khó khăn để giữ gìn đôi bàn chân giữa những lần đi chăm sóc tại spa mà không chăm sóc thêm tại nhà. Để đảm bảo rằng bề mặt chà xát của dụng cụ này giúp loại bỏ những vết chai cứng trên bàn chân của bạn một cách an toàn trong mỗi lần sử dụng, hãy làm theo những mẹo làm sạch đơn giản sau:

    1. Dùng một chiếc cọ mềm để rửa miếng chà chân với xà phòng và nước. Xả sạch dưới vòi nước.
    2. Để khử trùng, ngâm miếng chà chân trong cồn nồng độ 70-90% proof (tương đương 35-35% theo tỷ lệ thể tích) trong vòng 10 phút. Không rửa miếng chà chân bằng thuốc tẩy hoặc chlorine (nước clo).

    Vệ sinh dụng cụ chà chân bằng điện (electronic foot file) để tránh nhiễm trùng và nấm

    Thời gian để làm sạch dụng cụ chỉ trong nháy mắt.

    1. Gỡ bỏ thanh lăn
    2. Rửa sạch với xà phòng và nước trong bồn rửa. Xịt cồn sát trùng. Đợi cho khô hoàn toàn trước khi gắn lại thanh lăn vào thanh cầm và đem cất.
    3. Thay thanh lần cách 1-2 tháng một lần tuỳ thuộc vào cường độ và thời lượng của những lần sử dụng.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    "Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng