• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Giải Mã Các Loại Chỉ Số Chống Nắng Spf Ppd & Pa

08/07/2015 4:37:56 SA

641

Giải Mã Các Loại Chỉ Số Chống Nắng Spf Ppd & Pa

Mục lục

    Đã bao giờ bạn cầm chai kem chống nắng lên, thấy những chữ viết tắt như SPF, PDD hay PA và tự hỏi chúng có ý nghĩa thực sư là gì? Thú thật mỗi lần mình đọc các chỉ số này là mình hoa hết cả mắt. SPF đã đành, mua đồ Châu Á thì thấy PA với cộng ít cộng nhiều, chẳng may mua đồ châu Âu thì là PPD 2, 4, 8, 16 gì đó, hiểu sơ sơ thì thôi, số cứ lớn chắc càng tốt. Muốn hiểu sâu sâu hơn thì bắt đầu một loạt câu hỏi: cuối cùng thì chúng nói lên điều gì về kem chống nắng? Liệu có thực là các chỉ số này càng cao càng tốt?

    Bạn đã thực sự hiểu các chỉ số trên các sản phẩm chống nắng

    ‘Điều kiện chuẩn’ của kem chống nắng

    Mọi kết quả của các thí nghiệm nhằm tính toán các chỉ số chống nắng đều dựa trên một lượng kem chống nắng ‘chuẩn’ bôi lên da tương đương 2mg trên mỗi 1 cm vuông. Tức là tương đương đương với khoảng 30ml cho toàn thân và khoảng hơn 1ml cho mặt.

    SPF – Sunburn protection factor

    SPF thường được xem là viết tắt của Sun Protection Factor tức là chỉ số chống nắng, song theo quan niệm của FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) , SPF mang ý nghĩa là Sunburn Protection Factor, tức là chỉ số chống bỏng nắng. Cách lý giải này phù hợp với thực tế về SPF hơn.

    SPF BIỂU THỊ KHẢ NĂNG CHỐNG TIA UVB – nguyên nhân gây ra bỏng nắng của kem chống nắng.

    Có hai cách hiểu chỉ số SPF như sau:

    Theo thời gian:

    SPF biểu thị khả năng bảo vệ da khỏi UVB theo thời gian. Cách tính dựa trên thời gian làn da của bạn bị bỏng nắng nếu không sử dụng kem chống nắng và nhân với chỉ số SPF.

    Ví dụ, (chỉ là ví dụ thôi đó nhé, chứ các bạn đừng vội kết luận là da ai cũng “trâu” vậy nhé T_T) nếu làn da của bạn bị bỏng nắng trong vòng 15’, với kem chống nắng SPF 30, bạn có thể chịu được bỏng nắng trong 15 x 30 = 450’/60’ = 7h30’.

     

    Mỗi người có khả năng chịu được bỏng nắng khác nhau, tùy theo loại da của mình. Xét theo khả năng phản ứng của da với ánh nắng, người ta chia da làm 5 loại, mỗi làn da này sẽ có nhu cầu sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF khác nhau.

    Bạn có thể tham khảo tại bảng sau:

     

    Mặc dù vậy, có một vấn đề khiến mình không tin tưởng cách tính này lắm, đó là bình thường, lượng kem chống nắng chúng ta dùng sẽ không đủ so với điều kiện chuẩn, ngoài ra còn tùy loại da (như hình trên), tùy điều kiện thời tiết (trời râm sẽ ít bị bỏng nắng hơn), tùy vào thời gian ra nắng (buổi trưa nắng gắt, dễ bị bỏng nhất), tùy vào hoạt động (trong nhà hay ngoài trời, có ra mồ hôi hay tiếp xúc nước hay không) mà thời gian da bị bỏng nắng có thể thay đổi. Do vậy, cách tính này tưởng đơn giản mà lại không chính xác.

    Bên cạnh đó, các chuyên gia đều khuyên rằng, nếu như phơi nắng liên tục, bạn cần bôi kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng. Như vậy nghĩa là cho dù bạn dùng kem chống nắng có SPF 15 hay SPF 60 thì ý nghĩa về mặt thời gian không có gì khác nhau.

    Theo mức độ:

    Với cách hiểu này, SPF sẽ biểu thị lượng UVB tiếp xúc với da sau khi bôi kem chống nắng.

    Ví dụ, với SPF 15, thì sẽ có 1/15 lượng tia UVB tiếp xúc với da, tức là kem chống nắng ngăn cản được: 100% – (1/15*100%) = 93%

    Từ đó, ta có thể đưa ra kết quả như sau:

     

    Các bạn có thể thấy, từ sau SPF 50, độ SPF cao hơn cũng không có sự khác biệt đáng kể về khả năng bảo vệ da khỏi tia UV. Do vậy, hiện nay tại Châu Âu, Mỹ và Úc đều thống nhất rằng, những loại kem chống nắng có SPF lớn hơn 50 sẽ được ghi nhãn SPF 50+.

    PPD – Persistent pigment darkening

    Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA.

    Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng.

    PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.

    Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:

     

    PA – Protection Grade of UVA

    Hiện nay, tại thị trường châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà sản xuất áp dụng chỉ số PA cho kem chống nắng.

    PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.

    PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vê.

    Với cách tính này, ta có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA.

    Từ PFA, ta có bảng quy đổi như sau:

    Phù, như vậy là xong rồi đó, thưc ra giải thích dài dòng để các bạn hiểu cho rõ từ đâu mà tính được những con số này, chứ còn thực tế thì chỉ cần nhớ những hình trong bài hoặc lưu về để ‘làm phao’ sau này khi cần lựa chọn kem chống nắng có thể lôi ra xem thôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào nếu bạn đang tò mò về ý nghĩa thực sự đằng sau những chỉ số phức tạp về chống nắng.

    >>> Xem thêm: Giải Đáp Về Màng Lọc Chống Nắng

    Flour and flower

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng