• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Chống nắng theo lớp chỉ giải quyết vấn đề tâm lý?

08/07/2015 4:38:33 SA

533

Chống nắng theo lớp chỉ giải quyết vấn đề tâm lý?

Mục lục

    Trước hết cho phép tôi được kể khổ một chút trước khi bắt đầu, vì bài viết này khiến tôi “mệt mỏi” hơn các bạn tưởng tượng rất nhiều *khóc hờ*. Để có thể đặt bút viết cho xong chủ đề này, tôi đã phải dành cả một buổi chiều “rối trí”với rất nhiều những tranh luận trái chiều trên mạng giữa các vị bác sĩ, chuyên gia chăm sóc da, blogger, các trang web uy tín, hứng chịu những trách móc của các bạn ý đối với “dân thường” tại sao lại hiểu sai về việc liệu SPF có cộng dồn (được chútttt nào) hay không, hoặc nói cách khác chống nắng theo lớp có thực sự giúp ích gì hay không. Và biết bao neuron thần kinh bị giết chết (vì phải hoạt động não bộ nhiều hơn mức bình thường).

    Thôi, vậy là đủ và cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc hết phần đầu, và khẩn thiết mong muốn các bạn đi đến hết bài viết này vì nó thực sự có ích (và một phần nhỏ xíu là để không phụ lòng người viết hix). Trước khi trả lời câu hỏi bên trên, mà tôi khẳng định luôn thực ra đó là 2 câu hỏi khác nhau, chúng ta cần xem xét trước căn nguyên của việc tại sao người ta lại nghĩ đến việc chống nắng theo lớp.

    VẤN ĐỀ LÀ Ở CHỖ LƯỢNG KEM CHỐNG NẮNG DÙNG KHÔNG ĐỦ

    Có một thực tế đến bây giờ là chúng ta vẫn thường dùng kem chống nắng ít hơn lượng được yêu cầu (1/4 teaspoon cho cả mặt, tương đương khoảng 2mg/cm2 da mặt và 2 tablespoon cho cả người). Tác hại của việc dùng không đủ liều là gì? Các bạn có thể đã biết, khả năng chống tia UVB của sản phẩm được đo lường bằng chỉ số SPF, trên một lượng dùng quy chuẩn (như trên), SPF15 sẽ cho phép 7% lượng tia UVB đến da, SPF30 là 3% và SPF50 là 2%. Tuy nhiên, với lượng sản phẩm chống nắng trung bình bạn đang dùng (0.5mg/cm2 da, hay nói cách khác là chỉ bằng ¼ lượng được yêu cầu), báo cáo của tổ chức EWG đã mô tả tác hại như sau:

    Chỉ số SPF trên bao bì Lượng SPF thực tế (khi sử dụng 0.5mg/cm2 da) % lượng tia UV tiếp xúc với da
    15 2 50%
    30 2.3 43%
    50 2.6 38%
    100 3.2 31%

    Vầng, quả là một thực tế đáng buồn so với những “ảo tưởng” rằng cứ chỉ cần thoa kem chống nắng là đủ. Nhưng cho dù là rất nhiều người đã từng nghe nói đi nói lại về việc phải dùng 2mg/cm2 họ vẫn không làm theo? Hẳn bạn đã từng nghe thấy việc mặt trắng bệch vì kem chống nắng vật lý. Và nếu ai ở Việt Nam thì sẽ hiểu nổi thống khổ của việc “quất” một lớp kem dày cộp lên mặt dưới trời oi bức và nắng gay gắt, thoa xong đi một hồi là thấy trôi đi hết. Và nếu da không đủ đẹp và không tự tin để mặt mộc thì chống nắng đâu phải bước duy nhất trước khi bạn ra khỏi nhà. Cộng dồn cả 3 lý do trên thì có vẻ như việc chống nắng theo lớp là giải pháp tuyệt hảo?

    VẬY CHỐNG NẮNG THEO LỚP LÀ GÌ?

    Chống nắng theo lớp (layering SPF) là việc sử dụng nhiều hơn 1 sản phẩm có SPF trên mặt, với hy vọng làm tăng khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Những sản phẩm ở đây bao gồm từ dưỡng da (kem dưỡng) đến bảo vệ (sản phẩm chống nắng – sunscreen – tất nhiên rồi) và trang điểm (kem lót, kem nền, phấn phủ). Ở đây, tôi muốn mở rộng hơn ra layering SPF & UPF, tức là bao hàm trong đó cả các sản phẩm quần áo chống nắng (UPF cũng giống như SPF vậy, nhưng dành để đánh giá khả năng chống nắng của các chất liệu và màu sắc vải khác nhau).

    CÂU HỎI TIÊN QUYẾT: SPF CÓ THỂ CỘNG DỒN KHÔNG?

    Nếu tìm kiếm từ khóa sunscreen trên wiki, đến phần SPF hay UPF được tính như thế nào, bạn sẽ thấy một công thức rất là…toán học như vầy:

    Trong đó – the solar irradiance spectrum, – the erythemal action spectrum, và – the monochromatic protection factor (tôi phải xin lỗi các bạn là tôi quá dốt toán và vật lý để hiểu và dịch được công thức này và bạn có thể QUÊN NGAY sau khi đọc nó) kèm một lời kết luận là, về mặt lý thuyết, nếu theo như công thức trên thì khi thoa 2 lớp kem chống nắng SPF5 sẽ tương đương với SPF25 (5 lần của 5) nhưng tất nhiên thực tế thì lượng SPF kết hợp lại luôn thấp hơn bình phương của 1 lớp SPF à khấp khởi mừng vì khả năng SPF có thể cộng dồn (Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Sunscreen)

    Tuy nhiên, theo đại đa số những nguồn thông tin khác bao gồm Futurederm.com hay từ bác sĩ da liễu Dr Neal Schultz, tại Manhattan, New York, đều khẳng định SPF không phải là trò chơi của những con số và bài toán 1+1=2, lượng SPF mà bạn nhận được là chỉ số SPF cao hơn mà bạn dùng THỰC TẾ (chứ không phải là chỉ số SPF ghi trên chai).

    Lấy ví dụ, bạn sử dụng kem chống nắng SPF30 rồi phấn phủ SPF15, bạn có tổng cộng chỉ là SPF30. Hoặc thậm chí nếu dùng không đủ lượng, ví dụ nếu bạn dùng kem chống nắng SPF30 với một lượng chỉ tương đương SPF10, sau đó dùng phấn phủ SPF15 với một lượng tương đương SPF1, vậy tổng cộng, bạn cũng chỉ có SPF10. Tuy nhiên, ở một viễn cảnh khác, nếu bạn dùng rất nhiều phấn phủ (không, phải là rất rất nhiều, gấp khoảng 14 lần lượng bạn thường dùng), và có sự bảo vệ là đúng SPF15, tổng cộng bạn sẽ có SPF15, thay vì SPF10.

    Như vậy, chống nắng theo lớp CHỈ CÓ Ý NGHĨA TĂNG KHẢ NĂNG BẠN CÓ THỂ (chỉ là có thể, chứ không hoàn toàn) ĐƯỢC BẢO VỆ TỐT HƠN trong trường hợp không dùng đủ lượng (?!)

    Đến đây, tôi vẫn chưa thấy thuyết phục, không phải vì ngoan cố chạy theo một niềm tin viển vông mà vì có một số điểm chưa thấy thỏa đáng. Ví dụ, thay vì SPF, hãy nói đến UPF (hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau về ý nghĩa và cách tính, chỉ khác là một dùng cho dược mỹ phẩm, cái còn lại cho quần áo). Nếu nói như trên thì sau khi thoa kem chống nắng, nếu bịt thêm khẩu trang hay mặc thêm quần áo chống nắng thì gần như là bằng thừa?(!?)

    Một ví dụ khác rất nhiều bác sĩ thừa nhận và khuyên người dùng một cách công khai việc sử dụng một loại chống nắng vật lý (hoặc đơn giản là phấn phủ dạng khoáng) bên trên chống nắng hóa học để tạo lớp khiên bên ngoài, nhờ đó tăng cường khả năng da được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời. Nếu với lập luận trên, chút SPF1 của ít phấn phủ (như đã nói bên trên) đâu có vai trò gì (?!)

    SPF KHÔNG CỘNG DỒN NHƯNG KHẢ NĂNG CHỐNG NẮNG CÓ THỂ TĂNG THÊM

    Đến đây bạn đã đủ “rối” chưa nào. Đủ rồi thì xin mời…đọc tiếp vì sắp đến phần kết luận. Dr Neal Schultz khẳng định về lý thuyết, nếu các sản phẩm chống nắng bạn dùng đều là nền carbon (carbon-based) hay nền không phải hóa học (chem-free based) thì chỉ số SPF bạn nhận được vẫn chỉ là con số cao nhất trong các sản phẩm sử dụng (à, vậy là lập luận về UPF của tôi được trả lời, không thể coi UPF giống SPF được). Tuy nhiên cũng bác sĩ da liễu này và Paula Begoun, người sáng lập của Paula’s Choice thừa nhận chưa có nghiên cứu nào để kiểm tra xem khi thoa thành phần chống nắng theo lớp, kết quả cuối cùng thu được là bao nhiêu. Và trong khi Dr Neal Schultz (một cách miễn cưỡng) đồng ý rằng thoa chống nắng vật lý lên trên hóa học sẽ tăng cường bảo vệ, Paula Begoun khẳng định mình là một người rất chuộng chống nắng theo lớp và lập luận đơn giản là khi chúng ta có thêm thành phần chống nắng, chúng ta tất nhiên có thêm sự bảo vệ, ‘chỉ là vì chưa được nghiên cứu, nên chúng ta không biết được chính xác con số là bao nhiêu’

    NHỮNG CẢNH BÁO XUNG QUANH VIỆC CHỐNG NẮNG THEO LỚP

    Một kết luận có vẻ khá là thỏa đáng với một người thích thoa nhiều lớp nhưng ‘cố’ công tâm như tôi. Tuy nhiên câu chuyện vẫn chưa đi đến hồi kết được, vì nếu bạn cũng như tôi hay Paula Begoun, bạn cần lưu ý những điểm sau (còn tất nhiên, sẽ quá tuyệt nếu bạn dùng đủ lượng với chỉ số chống nắng đủ cao, không trang điểm, không sợ mặt trắng bệch, chống nắng theo lớp khi đó là thừa thãi):

    Điều đầu tiên, hình ảnh đã nói lên tất cả, nếu sản phẩm chống nắng của bạn có chứa Avobenzone, bạn không nên sử dụng trên đó những sản phẩm có chứa Octinoxate, Zinc Oxide hay Titanium Dioxide. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể về việc Avobenzone sẽ bị giảm tác dụng ở mức độ nào khi tiếp xúc với những thành phần này. Và một số sản phẩm trang điểm gần đây sử dụng Zinc Oxide và Titanium Dioxide dạng vi nang (microencapsulated) giúp hạn chế đáng kể tác động của các chất này đến Avobenzone. Tuy nhiên, tốt nhất là vẫn không nên kết hợp, hoặc không đợi 20 phút sau khi thoa kem chống nắng trước khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm có chứa 3 chất trên.

    Điều tiếp theo, để tránh làm giảm khả năng bảo vệ của kem chống nắng, khi dùng kem lót và kem nền bạn nên:

    – Đợi 3-5 phút sau khi dùng kem chống nắng trước khi thoa kem nền.

    – Không nên tán hay thoa đi thoa lại mà nên dậm và vỗ

    – Không nên dùng lực mạnh

    – Không nên dùng tay mà nên dùng cọ hoặc bông mút

    Đội ơn những bạn đã đọc hết bài viết dài ngoằng này, đến đây là kết thúc 😉

    Emmi ‘Khùng’

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng