• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

"Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

7 nguyên tắc ăn uống khi mang thai

23/10/2015 6:09:42 CH

523

Mục lục

    Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Dưới đây sẽ là 7 nguyên tắc ăn uống mà các mẹ bầu nên tham khảo để có được một thai kỳ tuyệt vời cùng thiên thần nhỏ như ý của mình nhé.

    Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Hầu hết phụ nữ mang thai cần lượng thực phẩm giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt cùng với nhiều calo (năng lượng). Nếu chế độ ăn uống hiện tại của bạn đang thiếu những dưỡng chất trên, hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh lại danh sách thực đơn vì bạn đừng quên rằng nguồn dinh dưỡng không chỉ là của riêng bạn mà còn dành cho cả thai nhi.

    Tuy nhiên, ăn uống chất lượng hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn đâu nhé. Nếu như đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, bạn không cần phải nạp thêm calo đâu. Sau đó, bạn cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Còn nếu bạn bị thừa hay thiếu cân, bạn sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên, điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.

    Ăn uống chất lượng hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn đâu nh

    Một số thực phẩm cần tránh

    Các thực phẩm như hải sản sống như sushi hay hàu sống, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, cũng như các loại thịt và gia cầm chưa nấu chín kỹ là các nguồn vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

    Đối với những thức uống có chứa caffein, bạn nên cân nhắc để cắt giảm hay tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng các chất này trong 3 tháng đầu tiên, bạn nên ngưng sử dụng ngay. Trong trường hợp “thèm” quá, bạn nên cố gắng giảm dần lượng dùng để tránh những tác dụng phụ như đau đầu. Caffein không chỉ có trong cà phê mà nó còn tiềm ẩn trong trà, các loại nước ngọt, nước giải khát có ga và socola nữa, các mẹ cũng nên để ý nha!

    Các bà mẹ mang thai nên tránh ăn cá. Hầu hết các loại cá đều có chứa thủy ngân, kim loại độc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng não. FDA khuyến cáo bạn chỉ nên ăn 350 gram cá mỗi tuần (tương đương với 2 bữa ăn).

    Tránh các loại đồ uống có cồn, kể cả cocktail trong thai kỳ, chúng có thể gây ra các khiếm khuyết về thể chất, mất khả năng học hỏi và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.

    Các thực phẩm như hải sản sống như sushi hay hàu sống là các nguồn vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

    Bổ sung vitamin – khoáng chất

    Thế giới lý tưởng trong suy nghĩ của các bà bầu đó là nơi mà những người mang thai không bị ốm nghén và chỉ cần một chế độ ăn hợp lý mà không cần kiêng khem gì. Nhưng thực tế thì bổ sung vitamin và khoáng chất giúp đảm bảo rằng các bà mẹ mang thai sẽ nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.

    Hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp đầy đủ axit folic vì nếu thiếu loại vitamin B này thì có thể khiến cho thai nhi bị tật nứt đốt sống. Bên cạnh đó, có một chất dinh dưỡng quan trọng mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể giúp ngăn ngừa tật nứt đốt sống là choline, với liều lượng là 450 mg choline/ngày trong thời gian mang thai, bạn có thế tìm được choline trong một số thực phẩm.

    Với những phụ nữ ăn chay nghiêm ngặt và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hay đã từng sinh con nhẹ cân trước đây, việc trao đổi kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất phù hợp là vô cùng cần thiết.

    Một số loại vitamin, khoáng chất khác như: Vitamin D, chất sắt, calcium cũng được các chuyên gia khuyên dùng trong thời kì mang thai.

    Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi phải uống vitamin dạng viên thì có thể nghiền nát và trộn với nước để uống hơn. Và điều quan trọng phải luôn nhớ: Bạn không được tùy tiện dùng bất kì vitamin hay khoáng chất nào với liều lượng không rõ ràng và không có sự hướng dẫn của bác sĩ,sự tùy tiện đó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

    Không ăn kiêng

    Nỗi niềm chung của một số bà bầu là rất sợ tăng cân và mất đi dáng vẻ đẹp như hồi trước khi có thai. Chính suy nghĩ đó dẫn đến việc có một số bà bầu bất chấp tất cả mà ăn kiêng ngày trong lúc đang mang thai dù đã được cảnh báo trước về hậu quả có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ lẫn thai nhi.

    Khi bạn giảm đi khẩu phần ăn, đồng nghĩa với việc bạn giảm đi một lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể để nuôi cả hai người. Các dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như calories, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất đều bị gia giảm khiến cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng và dễ dẫn đến việc sức khỏe của thai phụ bị giảm theo.

    Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực nhất của một bà bầu khỏe mạnh. Những phụ nữ ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng thì thai nhi của họ cũng khỏe mạnh.

    Vì vậy các bà mẹ mang thai chớ dại lo sợ tăng cân mà hãy xem đó là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của bạn lẫn thai nhi

    Tăng cân đều đặn

    Cân nặng của phụ nữ mang thai là một điều đáng để lưu ý và quan tâm theo dõi thường xuyên. Ba tháng đầu tiên trong thời kì mang thai nên hạn chế tăng cân ít nhất có thể. Sang giai đoạn 6 tháng cuối thai kì thì có thể tăng khoảng 0,5 kg/tuần.

    Riêng với trường hợp bạn mang thai đôi, hoặc khi bị thiếu kg, thừa kg thì phải gặp ngay bác sĩ để điều chỉnh lại chế độ ăn uống và số cân nặng riêng cho bạn

    Ăn nhiều lần, theo bữa nhỏ

    Đây là cách sáng tạo để áp dụng vào thực đơn dành riêng cho bà bầu vì chỉ có phụ nữ có thai mới hiểu cảm giác ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng, chậm tiêu khó chịu như thế nào, giải pháp cho bạn đó là chia các bữa ăn thành năm hoặc sáu bữa nhỏ trong ngày.

    Trong giai đoạn mang thai, em bé trong bụng sẽ lớn lên từng ngày và chèn ép dạ dày cùng các cơ quan tiêu hóa khác khiến cho bạn không còn bụng rỗng để tiêu thụ một bữa ăn lớn

    Nếu bạn thường có ảm giác thèm ăn thì cứ ăn liên tục theo các bữa nhỏ, ngay cả khi áp dụng thực đơn theo cách này thì bạn vẫn có thể đảm bảo về chế độ dinh dưỡng được cung cấp vào cơ thể

    Mặc dù có thể ăn nhiều lần khác nhau nhưng nhớ là nên hạn chế ăn vặt vì đồ ăn vặt vốn không hề có chất dinh dưỡng gì trong đó

    Tự thưởng cho bản thân

    Đồ ăn vặt đóng gói và các món tráng miệng ngọt ngào sẽ không phải là những món được ưu tiên trong thực đơn dành cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó hoàn toàn đâu. Thay vào đó hãy thử một loại đồ ăn thức uống vừa đẹp mắt vừa ngon miệng như phần thưởng cho bản thân vì đã nổ lực từ bỏ những thói quen xấu trong ăn uống.

    Và cũng đừng quá ép mình vào khuôn khổ nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể thả lỏng một chút, ví dụ như một miếng bánh quy nhỏ không thể nào làm hại đến sức khỏe của bạn và thai nhi được.

    Theo babycenter.com

    Các bà bầu có đang áp dụng theo 7 nguyên tắc trên chưa? Có ai có kinh nghiệm hay ho nào muốn chia sẻ với Happyskin nữa không?

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    "Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng